Trang chủKiến ThứcNhững Điều Cần Biết Về Mô Hình Giá Rectangle

Những Điều Cần Biết Về Mô Hình Giá Rectangle

Mô Hình Rectangle Là Gì?

Rectangle là thuật ngữ dùng để nói đến một mô hình trong đó vùng giá tài sản đã bị mắc kẹt giữa ngưỡng kháng cự và hỗ trợ nằm ở vị trí song song nhau. Khi giá kẹt giữa hai ngưỡng này và cả bên mua và bán đều dồn sức để phản đòn đối phương khiến giá lên xuống một cách liên tục thì có thể nhìn thấy hay vẽ được một hình chữ nhật xung quanh hành động giá.

Mô Hình Rectangle Là Gì?
Mô Hình Rectangle Là Gì?

Mô hình này cũng được gọi là khoảng giá rectangle.

Ý CHÍNH

Mô hình rectangle hình thành khi giá tạo ra ít nhất hai đáy và hai đỉnh gần bằng nhau.

Sau khi xác định mức kháng cự và hỗ trợ, nhà giao dịch có thể vẽ được một hình chữ nhật xung quanh hành động giá.

Các nhà giao dịch đều cố gắng mua gần đáy và bán gần đỉnh của mô hình giá rectangle. Ngoài ra, những nhà giao dịch này cũng chờ thời cơ “phá ngưỡng” khỏi mô hình và tiếp tục di chuyển theo xu hướng hiện tại.

Những Điều Cần Biết Về Mô Hình Giá Rectangle

Mô hình giá rectangle là một thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật để chỉ thời điểm giá tài sản đi ngang giữa ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Ngưỡng kháng cự là vùng giá thường có áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua, còn ngưỡng hỗ trợ là vùng giá trong đó áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán.

Các mức hỗ trợ và kháng cự xuất hiện tự nhiên trên biểu đồ giá, thường là khi người mua và người bán không chắc chắn về xu hướng dài hạn của tài sản. Cho đến khi có một bên chiếm ưu thế hơn, giá sẽ bật lên và xuống giữa các mức giá gần bằng nhau và đi ngang theo mô hình giá rectangle.

Giá sẽ nằm trong mô hình giá rectangle cho đến khi có thể phá ngưỡng. Khi người mua áp đảo người bán và có thể đẩy giá lên trên ngưỡng kháng cự thì giá sẽ phá ngưỡng khỏi hình chữ nhật và đi lên.

Còn khi người bán áp đảo người mua tại ngưỡng hỗ trợ, thì giá sẽ phá ngưỡng khỏi hình chữ nhật và đi xuống.

Một số nhà giao dịch chọn cách giao dịch phá ngưỡng với hy vọng rằng giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng phá ngưỡng. Các nhà giao dịch khác thích mua gần đáy và bán gần đỉnh của rectangle. Theo cách này, họ sẽ giao dịch trong mô hình giá rectangle.

Mô Hình Giá rectangle, Phá ngưỡng Và Phá Ngưỡng Giả

Về lý thuyết, mô hình giá rectangle là một mô hình đơn giản giúp chốt lời dễ dàng. Một trong những vấn đề chính đối với mô hình giá rectangle là những người giao dịch trong mô hình không nắm rõ đúng thời điểm “phá ngưỡng”.

Ngoài ra, những người giao dịch tại điểm phá ngưỡng không biết liệu giá sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng phá ngưỡng hay đảo chiều quay trở về ngay mô hình rectangle sau khi đặt lệnh giao dịch.

Nếu phá ngưỡng với khối lượng giao dịch lớn hơn mức trung bình thì nhiều khả năng có thể phá ngưỡng và giá tiếp tục di chuyển theo hướng phá ngưỡng. Tuy nhiên, nếu phá ngưỡng với khối lượng giao dịch thấp hơn so với khối lượng giao dịch gần đó, điều đó cho thấy rằng diễn biến tâm lý thị trường biến chuyển rất ít và giá chỉ phá ngưỡng giả rồi đảo chiều quay trở về “nằm gọn” bên trong hình chữ nhật.

Ví Dụ Về Cách Nhận Biết Mô Hình Giá rectangle Trên Biểu Đồ

Trên biểu đồ, giá cổ phiếu của công ty Okta Inc. (OKTA) đang di chuyển trong mô hình giá rectangle. Giá có xu hướng chững lại và đảo chiều ở mức 226 USD, sau đó có vẻ như đập vào mức hỗ trợ và tăng lên gần 193USD.

Khi giá đã tạo ra ít nhất hai đáy và hai đỉnh gần bằng nhau thì có thể vẽ được một mô hình giá rectangle. Sau đó, các nhà giao dịch có thể quyết định xem họ muốn chờ đến khi phá ngưỡng để giao dịch hay cố gắng bán gần mức kháng cự và/hoặc mua gần mức hỗ trợ.

Rectangle pattern only daily stock chart
Mô hình giá rectangle chỉ biểu đồ chứng khoán hàng ngày – TradingView

Trên biểu đồ, mô hình giá rectangle có thể được vẽ sau khi hình thành đỉnh thứ hai. Sau khi giá chạm đến cạnh trên của hình chữ nhật lần thứ ba (trở lên) và bắt đầu quay đầu giảm giá thì sẽ tạo ra tín hiệu bán. Tương tự, nếu giá chạm đến cạnh dưới của hình chữ nhật lần thứ ba (trở lên) rồi tăng lên thì nhà giao dịch có thể bắt đầu đặt lệnh mua.

Các nhà giao dịch tại điểm phá ngưỡng thường chờ phá ngưỡng khỏi hình chữ nhật với khối lượng giao dịch lớn hơn trung bình.

Điểm Khác Biệt Giữa Mô Hình Giá rectangle Và Mô Hình Giá Hội Tụ

Mô hình giá rectangle và hội tụ là các mô hình tương tự, tuy nhiên mô hình giá hội tụ có quy mô nhỏ hơn. Mô hình giá rectangle thường hình thành trên một vùng giá lớn và trong một khoảng thời gian đáng kể. Còn mô hình giá hội tụ thường xảy ra ở một vùng giá nhỏ và không kéo dài lâu bởi giá bị ép mạnh đến mức dễ dàng phá vỡ khỏi vùng giá nhỏ.

Hạn Chế Của Việc Sử Dụng Mô Hình Giá Rectangle

Các cạnh của mô hình rectangle không nhất thiết phải thẳng tắp, tức là các đỉnh và đáy của hình chữ nhật thường nằm ở các mức giá hơi khác nhau. Do đó, thật khó để xác định chính xác điểm phá ngưỡng trên thực tế.

Giá có thể không chạm đến các cạnh của hình chữ nhật ở những đợt dao động trong tương lai. Giá có thể bắt đầu hình thành một hình chữ nhật nhỏ hơn hoặc mô hình giá khác trong hình chữ nhật.

Khi xảy ra hiện tượng phá ngưỡng, nhiều khả năng giá sẽ không di chuyển theo hướng mong đợi. Hoặc giá có thể sẽ di chuyển theo hướng mong đợi nhưng không xa lắm.

Ngoài ra, hiện tượng phá ngưỡng giả cũng xảy ra thường xuyên, gây ra tác động tiêu cực đến các nhà giao dịch tại điểm phá ngưỡng và cả những nhà giao dịch trong mô hình. Một số nhà giao dịch sẽ “canh”  phá ngưỡng trước khi tham gia giao dịch.

Để giao dịch hiệu quả theo mô hình giá rectangle, các nhà giao dịch nên kết hợp phân tích xu hướng cùng với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để đưa ra quyết định chính xác hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT