Trang chủKiến ThứcTìm hiểu rủi ro thanh khoản trong đầu tư trái phiếu

Tìm hiểu rủi ro thanh khoản trong đầu tư trái phiếu

Rủi ro thanh khoản là vấn đề mà nhà đầu tư phải hết sức chú ý trong giao dịch tài chính, nhất là lĩnh vực trái phiếu. Vậy, hiểu như thế nào về rủi ro thanh khoản trong đầu tư trái phiếu? Làm sao để hạn chế rủi ro và giao dịch đạt hiệu quả tốt hơn? Và câu chuyện về trái phiếu Vạn Thịnh Phát thời gian gần đây giúp nhà đầu tư rút ra bài học gì? Cùng Nhatkytraders khám phá ngay nào!

Rủi ro thanh khoản trong đầu tư trái phiếu
Rủi ro thanh khoản trong đầu tư trái phiếu

Khái niệm về rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản gọi theo thuật ngữ tiếng Anh là Liquidity Risk. Đây là khái niệm dùng để chỉ về việc cá nhân hay doanh nghiệp hoặc tổ chức đã mất khả năng đáp ứng những nghĩa vụ thanh toán nợ trong ngắn hạn. 

Với trường hợp này, cá nhân hoặc tổ chức hoàn toàn không thể dùng tài sản để chuyển thành tiền mặt thanh toán nợ. Điều đó bắt buộc họ phải chấp nhận bỏ vốn cùng các khoản thu bởi thị trường không còn hiệu quả nữa. Rủi ro thanh khoản có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Rủi ro thanh khoản trái phiếu hay Liquidity Risk of Bonds. Đây là rủi ro khi nhà đầu tư bắt buộc bán trái phiếu ở mức giá thấp so với giá trị thực hoặc cũng có thể không thực hiện thanh lý được trái phiếu đang sở hữu. 

Rủi ro là vấn đề khó tránh khỏi khi đầu tư trái phiếu
Rủi ro là vấn đề khó tránh khỏi khi đầu tư trái phiếu

Vì sao đầu tư trái phiếu vẫn có rủi ro?

Rủi ro thanh khoản khi đầu tư trái phiếu có thể chịu tác động bởi các yếu tố khác nhau. Điển hình như do chủ thể phát hành, chi phí giao dịch quá cao, chính sách thuế từ nhà nước, hoạt động của thị trường sơ cấp đã tác động đến thị trường thứ cấp,… Nhìn chung, nhà đầu tư có thể lưu ý:

  • Rủi ro về tín dụng: Xảy ra trong trường hợp đơn vị phát hành trái phiếu gặp bất ổn và tổn thất về tài chính. Rủi ro về tín dụng có thể nhìn nhận với hai dạng là rủi ro hạ cấp và rủi ro vỡ  nợ. 
  • Rủi ro về mặc định: Mặc định rủi ro khi đơn phát hành không thể thanh toán được lãi và gốc đối với trái phiếu có khoản lợi suất cao hơn so với trái phiếu cấp đầu tư. 
  • Rủi ro về hạ cấp: Xảy ra khi một lại trái phiếu bị cơ quan xếp hạng đánh giá giảm điểm và hạ cấp giá trị trên bảng tổng sắp. Điều này cho thấy loại trái phiếu đó đang bị tụt hạng. 
  • Rủi ro về lãi suất: Rủi ro thanh khoản về lãi suất thường gặp với loại chứng khoán có khoản thu nhập cố định như trái phiếu. 
  • Rủi ro về kinh tế: Mô tả về việc trái phiếu dễ bị tổn thương và ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền kinh tế suy thoái. 

Làm thế nào để hạn chế rủi ro do trái phiếu mang lại?

Trái phiếu là kênh đầu tư có khoản thu nhập cố định và mức lãi suất cao trên thị trường tài chính. Điều này đã tạo ra sức hút mạnh mẽ cho nhiều nhà đầu tư lựa chọn sở hữu trái phiếu – nhất là trái phiếu doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, trái phiếu cũng là kênh đầu tư được đánh giá có tính rủi ro cao và tương đối nguy hiểm nếu nhà đầu tư không có chiến lược đúng đắn. Nếu chọn trái phiếu, bạn cần lưu ý một số vấn đề để hạn chế rủi ro thanh khoản như sau:

  • Cần phải xem xét loại trái phiếu đó được phát hành bởi đơn vị nào. Xem xét, đánh giá tình hình tài chính có tốt không và lĩnh vực hoạt động có tiềm năng không. 
  • Trái phiếu doanh nghiệp lựa chọn đầu tư có tài sản đảm bảo không. Đơn vị bán trái phiếu có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư hay không. 
  • Lãi suất cao cũng đi kèm với rủi ro lớn. Vì thế nhà đầu tư phải thận trọng và nên tránh các chiêu trò câu dụ bằng mức lãi suất quá hấp dẫn. 
  • Tuyệt đối không nên mua trái phiếu được chào mời từ các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và chi tiết về những điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
Nhà đầu tư cần lưu ý các vấn để hạn chế rủi ro
Nhà đầu tư cần lưu ý các vấn để hạn chế rủi ro

Rủi ro thanh khoản với câu chuyện trái phiếu An Đông – Vạn Thịnh Phát

Vấn đề rủi ro thanh khoản với trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua được dư luận bàn tán xôn xao. Nhất là khi câu chuyện về trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông – doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – thông qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) – lại khiến nhà đầu tư dè chừng hơn rất nhiều. 

Câu hỏi được đặt ra trong câu chuyện trái phiếu này là liệu người dân / nhà đầu tư có lấy lại được tiền hay không?

Khi người dân gửi tiền vào SCB, đây là kênh huy động vốn của ngân hàng để kinh doanh, đồng thời coi tiền gửi là tài sản của người dân và được bảo đảm quyền lợi khi rút tiền. Đối với nhà đầu tư trái phiếu, bên chịu trách nhiệm chi trả là doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cụ thể là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông (Công ty An Đông). 

Đối với các nhà đầu tư mua trái phiếu của Công ty An Đông, đây là một doanh nghiệp quy mô lớn, song không niêm yết trên sàn chứng khoán và mang tính kín đáo hơn các công ty đại chúng. Do không công khai minh bạch thông tin tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty này sẽ có mức độ rủi ro cao hơn. 

Nếu công ty phá sản, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ là đối tượng cuối cùng nhận lại tiền sau khi thanh toán nợ ngân hàng, công nhân viên, nhà nước. Do đó, nhiều khả năng các nhà đầu tư sẽ mất từ 10% đến 50% số tiền đã góp vào.

Ban lãnh đạo Công ty An Đông bị tạm giữ đặt ra nhiều phỏng đoán về tương lai của các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp này. Theo đánh giá của chuyên gia tài chính, khả năng thu hồi vốn của các trái chủ An Đông gặp nhiều khó khăn do hiện tại công ty không còn ban lãnh đạo điều hành, tài chính như “rắn không đầu”. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán kịp thời của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, phần lớn các lô trái phiếu của An Đông mới đến hạn tất toán vào cuối năm 2023, đầu 2024, do vậy các nhà đầu tư phải kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian.

Câu chuyện trái phiếu An Đông - Vạn Thịnh Phát khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng
Câu chuyện trái phiếu An Đông – Vạn Thịnh Phát khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng

Kết luận

Rủi ro thanh toán trong đầu tư trái phiếu là vấn đề quan trọng mà bạn cần phải tìm hiểu và lưu ý thật cẩn thận. Để tránh rủi ro và đầu tư hiệu quả, bạn nên tìm hiểu và chọn mua trái phiếu của đơn vị phát hành uy tín. Đồng thời phải theo dõi và thường xuyên cập nhật tình hình tình chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT