Trang chủKiến ThứcThế nào là một nền Kinh Tế Chỉ Huy? (P2)

Thế nào là một nền Kinh Tế Chỉ Huy? (P2)

Tình trạng của nền kinh tế trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong số đó là hệ thống kinh tế do chính phủ lựa chọn. Vậy nền kinh tế chỉ huy là gì? Nền kinh tế chỉ huy có những nhược điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu các đặc điểm của nền kinh tế chỉ huy.

Nền Kinh Tế Chỉ Huy Là Gì? Bạn Cần Biết

Kinh Tế Chỉ Huy Là Gì?

Kinh tế chỉ huy được định nghĩa là một hệ thống nằm trong bộ phận chính phủ nó đóng vai trò là lập kế hoạch, điều tiết hàng hóa và sản xuất dịch vụ trong nước. Cơ quan chính phủ sẽ xác định các hàng hóa, dịch vụ sẽ sản xuất ra trên thị trường thêm vào đó cung cấp số lượng và giá cả.

Chính Sách Kinh Tế Chỉ Huy

Được biết nền KTCH là chính sách thụ động nó quyết định các khâu sản xuất, phân phối và giá cả

Về chính sách kinh tế chỉ huy đặc biệt là KTCH của Pháp lấy chiến tranh để được độc chiếm tất cả nền kinh tế Đông Dương mục đích làm gia tăng đầu cơ, bóc lột người dân, tạo ra các thuế mới, giảm lương, tăng giờ làm và sa thải nhân viên.

Chính sách kinh tế kế hoạch hóa của Pháp được tấn cống dữ dỗi và cả chính sách bóc lột của Nhật cũng thế. Hậu quả để lại của các chính sách này là nhân dân bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng. Từ cuối 1944 và đầu 1945 đã có hơn 2 triệu người đân từ Quảng Trị tới Tokyo chết vì đói.

Xem thêm: Thế nào là một nền Kinh Tế Chỉ Huy? (P1)

Chính sách kinh tế chỉ huy
Nền kinh tế chỉ huy thực chất là một chính sách rất thụ động

Mô Hình Kinh Tế Chỉ Huy

Mô hình KTCH nghĩa là xác định về phương thức số lượng, sản xuất, các chủng loại sản phẩm, và phân phối ra xã hội được thông qua các kế hoạch hóa tập trung nhưng phải được sự thống nhất của chính quyền cơ sở. Mô hình gồm ba giai cấp: Chính phủ, hộ gia đình và doanh nghiệp.

Những Nhược Điểm Của Nền Kinh Tế Chỉ Huy Là Gì?

Có được ưu điểm thì cũng phải có các nhược điểm và nền kinh tế chỉ huy cũng vậy. Dưới đây là những lý do vì sao nói nền KTCH có nhược điểm và đây cũng là một phần lý do tại sao nước Nga và Trung Quốc chọn cách bỏ đi hệ thống KTCH.

Không có quyền tự do cá nhân

Thu nhập và công việc của bạn phải được quyết định bởi chính phủ chứ không được tự do quyết định. Cho dù bạn làm công việc phi chính phủ thì bạn cũng không có quyền quyết định, chính phủ có thể loại bỏ công việc này của bạn bất cứ khi nào.

Ví dụ đơn giản ở chính phủ Bắc Triều Tiên có chính sách là không cho người dân của mình đi chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, nếu muốn di chuyển phải được sự cho phép và  được cấp giấy phép từ cơ quan, chính phủ.

Sự thiếu hụt và lãng phí

Trong quyền tự do cá nhân đã không nhận được sự ưu ái thì đến với các khâu làm việc cũng như thế. Chính phủ sẽ quyết định tất cả về việc sản xuất nhưng vì nhược điểm này mà chính phủ sẽ không biết được là người dân cần bao nhiêu. Từ đó dẫn đến hậu quả sản xuất một cách dư thừa lãng phí. Ngược lại nếu sản xuất quá ít sẽ làm thiếu hụt hàng hóa.

Sự đổi mới và năng suất giảm thiểu

Để phát triển một công việc nào đó mỗi người đều có nguyện vọng bản thân đặt ra và đạt được nó. Nhưng với nền KTCH thì điều này không tồn tại. Bởi vì cho dù làm việc chăm chỉ siêng năng thì thu nhập vẫn nằm ở mức đã đặt ra từ ban đầu.

Có sự cạnh tranh mới có thể giúp một doanh nghiệp phát triển, còn trong nền KTCH này không có sự cạnh tranh nên các hoạt động doanh nghiệp rơi vào tình trạng hiệu quả không tốt. Và đây là nhược điểm quan trọng làm giảm đi sự đổi mới và năng suất.

Hành vi bất hợp pháp xuất hiện

Có thể nói nền KTCH là bắt buộc hoạt động theo khuôn khổ nhất định. Mỗi người sẽ không làm gì những họ muốn và có được những gì họ muốn. Chính phủ cũng sẽ kiểm soát phần tài chính của mỗi người.

Vì không được nhận tiền như họ muốn thì họ sẽ tham gia vào những nơi được xem là bất hợp pháp với mục đích là để tìm được thu nhập họ muốn hoặc muốn có những thứ mà chính phủ không sản xuất đủ

Ví dụ: Ở Bắc Triều Tiên, để truy cập vào Internet là một điều rất khó khăn do được chính phủ báo vệ nghiêm ngặt. Cho nên, những người muốn truy cập vào phải tìm những nơi được gọi là “chợ đen” để mua các ổ USB lậu.

Những nhược điểm của nền kinh tế chỉ huy là gì?
Gia tăng những hành vi bất hợp pháp

Nền kinh tế chỉ huy so với nền kinh tế thị trường tự do

Giữa nền KTCH và nền kinh tế thị trường tự do có sự khác nhau:

  • Trong hoạt động kinh doanh: Ở nền kinh tế thị trường tự do, các doanh nghiệp có thể làm những gì họ muốn mà không có sự giám sát của bất kì ai. Giá cả và số lượng của các mặt hàng được quyết định dựa trên cung-cầu. Còn trong nền kinh tế chỉ huy, sự quyết định nằm trong chính phủ
  • Quyền tự do: Ở nền kinh kế thị trường tự do, mọi người tự quyết định ngành nghề mình yêu thích, tự do đi lại trong nước. Còn với trong nền KTCH thì bị hạn chán được tự do
  • Quyền sở hữu: Nền kinh tế thị trường tự do, mọi người có thể tự sở hữu doanh nghiệp đầu tư của bản thân. Còn trong nền kinh tế chỉ huy, mọi thứ đều do chính phủ sở hữu. Vì lý do này mà mọi người sẽ không dược tự do đầu tư vào thứ gì
  • Lợi ích: Ở nền kinh tế thị trường tự do lợi nhuận là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, còn với nền KTCH thì lựa chọn phúc lợi của xã hội

Những Quốc Gia Nào Có Nền Kinh Tế Chỉ Huy?

Ở thời điểm hiện này thì các quốc gia không có nền KTCH. Các nước chỉ có hợp tác với doanh nghiệp của chính phủ và các công ty tư nhân. Nhưng Triều Tiên, Belarus, Cuba thì là những nước gần giống với nền kinh tế chỉ huy. Đặc biệt là Venezuela có các đặc điểm tương tự với nền KTCH.

Những quốc gia nào có nền KTCH?
Những quốc gia nào có nền KTCH?

Nền Kinh Tế Chỉ Huy Là Chủ Nghĩa Xã Hội Hay Chủ Nghĩa Cộng Sản?

Thực tế, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có chung một điểm là cùng một loại hình KTCH. Chính phủ sẽ là người kiểm soát các tài nguyên, doanh nghiệp cũng như hoạt động các kinh tế trong nước. Nhưng giữa chúng đều có sự khác biệt

Ở chủ nghĩa xã hội, tất cả mọi thứ do chính phủ kiểm soát. Mục tiêu của người dân và chính dân là phúc lợi xã hội. Còn với lợi nhuận thì trong chủ nghĩa xã hội sẽ được phân phối từ những đóng góp của mỗi người

Còn trong chủ nghĩa cộng sản, ruộng đất – tiền bạc – sản lượng được sở hữu chung và sẽ được phôi phối như nhau. Quyền sỡ hữu tư nhân sẽ không được xuất hiện trong chủ nghĩa cộng sản. Mức lương của mỗi người chỉ phụ thuộc vào những như cầu chứ không phải dựa trên sự đóng góp của họ

Nền KTCH là một từ ngữ được bao quát cho bất kỳ một hệ thống kinh tế được sự kiểm soát của chính phủ bao gồm cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp từ chỉnh phủ nằm ở vị trí thấp nên có thể nói chủ nghĩa tư bản cũng là một loại hình kinh tế thị trường tự do. Mức lương của mỗi người dựa trên người sử dụng lao động. Cho nên nền kinh tế thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản đối lập với nền KTCH.

Nền KTCH là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản?
Nền KTCH là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản?

Lịch sử của nền kinh tế chỉ huy?

Từ đâu nền KTCH xuất hiện và lịch sử về nền KTCH như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này:

  • Vào khoảng năm 2200 trước Công nguyên tại Vương quốc Ai Cập cổ đại và nền văn minh Inca ở thế kỷ 16 thì đã xuất hiện hình thức nền KTCH
  • Trong Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848 thì Karl Marx và Friedrich Engels đã trình bày về nền KTCH. Vì lý do từ sự đấu tranh giữa lực lượng công nhân và chủ sở hữu nên nước Nga đã xuất hiện hệ thống KTCH. Nhờ sự nghiên cứu của Karl Marx và Friedrich Engels đã thành tiền đề thay đổi một số nhà đầu có tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Lịch sử của nền kinh tế chỉ huy?
Ví dụ về KTCH năm 1917, Liên Xô

Ví dụ về kinh tế chỉ huy

Vào năm 1917, Nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới là Liên Xô cũ và áp dụng các nền kinh tế chỉ huy. Được biết hoạt động của nền KTCH này chỉ kéo dài đến năm 1991 thì đế chế Liên Xô sụp đổ

Kết luận

Trên đầy là bài viết giải đáp các thông tin liên quan đến KTCH bao gồm lịch sử, đặc điểm và nhược điểm. Mong rằng những thông tin trên giúp cho bạn có nhiều thông tin bổ ích hơn để phát triển bản thân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT