Quá mua quá bán là hai thuật ngữ quen thuộc đối với các nhà đầu tư sử dụng chỉ báo động lượng Momentum Indicator. Chỉ báo này có vai trò đưa ra các tín hiệu ước đoán sức mạnh xu hướng thị trường và khả năng đảo chiều.
Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá xa lạ với các nhà đầu tư mới. Thậm chí, còn có rất nhiều người hiểu sai về thuật ngữ này. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quá bán là gì? Vùng quá mua là gì? Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.
Khái Niệm Về Quá Mua (Overbought) Quá Bán (Oversold)
Vùng Quá Mua là gì?
Khái Niệm Về Quá Mua (Overbought) Và Quá Bán (Oversold)
Quá mua là một thuật ngữ xác nhận giá đã có sự di chuyển lên đáng kể. Đồng thời, quá mua cũng thể hiện tính giao dịch nhất quán trong một khoảng thời gian mà không bị giảm nhiều. Điều này đã được thể hiện rất rõ trên biểu đồ hiển thị chuyển động giá. Từ mức thấp hơn bên trái sang mức cao hơn bên phải. Giống như hình bên dưới đây:
Quá bán là gì?
Quá bán là một thuật ngữ cho thấy giá cả đã có sự di chuyển xuống đáng kể và nhất quán trong một thời điểm nhất định mà không có dấu hiệu đảo chiều. Về cơ bản, đây là một sự di chuyển từ “mức cao hơn sang mức thấp hơn”. Bạn có thể tham khảo biểu đồ bên dưới đây.
Quá bán là gì?
Trên thực tế, giá không thể di chuyển mãi theo một hướng. Nên nó sẽ quay đầu vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, nếu các cặp tiền tệ gặp tình trạng quá mua/quá bán đôi đôi khi sẽ mang lại nhiều cơ hội đảo chiều hơn. Nhưng chúng vẫn có thể bị quá mua hoặc quá bán trong một khoảng thời gian dài nào đó. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nên sử dụng các chỉ báo dao động để xác định khi nào tình trạng đảo chiều có thể xảy ra.
Quá Mua Quá Bán Có Phải Tín Hiệu Đảo Chiều Không?
Nói một cách dễ hiểu thì quá mua-quá bán là những vùng cho biết thị trường đang thực sự nghiêng về phiên nào nhiều nhất. Bên nào đang chiếm số đông. Ví dụ như: Bên mua đông quá và nó đang áp đảo bên bán thì gọi là quá mua, còn bên bán đông hơn thì gọi là quá bán.
Điều này cũng lý giải được rằng dù là quá mua hay quá bán thì cũng không có nghĩa là đảo chiều. Nó chỉ thể hiện xu hướng đi vào trạng thái một cách chi tiết và cụ thể hơn, bền hơn. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư có cơ hội gia tăng lợi nhuận nhiều hơn. Vì thế, chiến lược của nhà đầu tư lúc này là tiếp tục bám sát xu hướng của thị trường. Thay vì nghĩ rằng thị trường đảo chiều nhằm tránh ngược hướng một cách phi lý.
Cách Đọc Chỉ Số Quá Mua Quá Bán Với RSI
Chỉ báo sức mạnh tương đối RSI là một công cụ nhanh chóng giúp các nhà giao dịch đánh giá mức quá mua và quá bán. Về lý thuyết, khi RSI di chuyển lên đến 70 là đã bị quá bán và rất có thể dẫn đến một động thái đi xuống. Và ngược lại, khi RSI di chuyển xuống dưới 30 là nó đã bị quá bán. Lúc này có thể dẫn đến một động thái đi lên.
Cách Đọc Chỉ Số Quá Mua Quá Bán Với RSI
Mức Quá Bán và Quá Mua Của RSI
Các nhà giao dịch cần phải học tính kiên nhẫn trước khi tham gia giao dịch với RSI. Bởi khi RSI duy trì quá mua và quá bán trong thời một khoảng thời gian dài. Rất có thể sẽ xảy ra lỗi phổ biến được thực hiện bởi các trader là cố gắng chọn đỉnh hoặc đáy của một động thái mạnh. Nó có thể tiến sâu hơn vào vùng quá mua hoặc quá bán. Chìa khoá là hãy trì hoãn cho đến khi RSI vượt trở lại mức dưới 70 hoặc trên 30 giống như một công cụ vào lệnh.
RSI Phát Tín Hiệu Quá Mua Quá Bán
Hình ảnh hiển thị rất rõ là RSI đã phá vỡ trên mức 70 và dẫn đến tình trạng quá mua. Nếu là một nhà giao dịch dày dặn kinh nghiệm thì chắc chắn họ sẽ không bán ngay. Vì ở đây có sự không chắc chắn về việc giá có thể tiếp tục tăng bao xa.
Hầu hết các nhà giao dịch sẽ đợi cho đến khi chỉ báo RSI giảm hẳn trở lại mức dưới 70. Sau đó mới thực hiện giao dịch bán. Điều này có thể mang lại một điểm vào lệnh tốt hơn và giao dịch có xác xuất cao hơn. Theo đó, khi RSI giảm xuống 30 thì trader cũng có thể áp dụng các quy tắc tương tự như vậy.
Ví Dụ
Phân tích cơ bản về vùng quá mua bao gồm cả việc đánh giá những thông tin có sẵn. Cũng như công khai các yếu tố kinh tế vĩ mô và ngành. Bên cạnh đó, phân tích cơ bản còn giúp các nhà đầu tư dự báo được thời điểm tiền điện tử sẽ từ bỏ việc tăng giá đi lên không được hỗ trợ của nó.
Những Ví Dụ Về Vùng Quá Mua Quá Bán Trong Giao Dịch
Như đã chia sẻ ở trên, việc đo lường vùng quá mua thông qua các công cụ kỹ thuật có thể liên quan tới các yếu tố như khối lượng giao dịch, giá gần đây và động lượng giao dịch.
Chẳng hạn như các công thức kỹ thuật được sử dụng để chỉ ra vùng quá mua như chỉ số sức mạnh tương đối RSI, ngẫu nhiên và Williams% R.RSI. Có thể ảnh hưởng tới tốc độ giao dịch và biến động giá cả của tài sản. Ngoài ra, nó còn có khả năng ghi lại các mức có giá trị từ 0 đến 100. Với bất kỳ một giá trị nào trên 70 đều cho thấy tín hiệu mua quá mức.
Mặt khác, Stochastic có thể cho thấy mức quá mua bằng cách so sánh giá của tài sản hiện tại với giá cao nhất và thấp nhất của nó trong khoảng thời gian nhất định. Trên thang điểm từ 0 đến 100, xếp hạng 80 của nó cho thấy mức giá đang được định khá cao. Williams% R đánh giá các mức giá hiện tại cao hơn so với các mức giá trong một thời điểm nhất định được gọi là xem lại.
Ví dụ: Năm 2020, RSI cho thấy Bitcoin đã đạt đến mức vùng quá mua vào tháng 2 khi khối lượng giao dịch lên đến 10.000 USD.
Lúc này vùng quá mua đã đề cập đến một tài sản chứng khoán đã phải chịu áp lực tăng liên tục. Đồng thời, phân tích kỹ thuật cũng cho thấy đó là do sự điều chỉnh. Xu hướng tăng giá xảy ra có thể là do tin tức tích cực về các công ty cơ sở, ngành hoặc do thị trường nói chung.
Không những thế, áp lực mua có thể tự gia tăng cũng như xu hướng tăng giá đang tiếp tục vượt quá mức mà nhiều nhà đầu tư cho rằng như vậy là hợp lý. Khi trường hợp này xảy ra các nhà đầu tư coi tài sản là quá mua. Đồng thời cũng có nhiều nhà đầu tư đặt cược vào sự đảo chiều của giá.
Ví Dụ thể Hiện Chỉ Báo và Phân Tích Cơ Bản Về Vùng Quá Bán
Biểu đồ cho thấy một biểu đồ giá xuất hiện với hai chỉ báo bên dưới nó. Trong đó, chỉ báo hàng đầu là RSI và chỉ báo bên dưới là P/E.
Ví Dụ thể Hiện Chỉ Báo và Phân Tích Cơ Bản Về Vùng Quá Bán
Trên RSI các mũi tên đã được đặt ở nơi RSI giảm xuống dưới 30. Sau đó lại di chuyển lên bên trên nó. Đây được xem là những điểm mua dựa trên sự phục hồi của tình trạng bán quá mức. Một số tín hiệu trong tình trạng này có thể dẫn đến việc giá tăng cao hơn.
Trong khi những tín hiệu còn lại cho thấy giá tiếp tục xuống thấp trong một khoảng thời nhất định. Lúc này, mức quá bán của P/E sẽ thay đổi tuỳ theo cổ phiếu. Bởi mỗi cổ phiếu sẽ có một khoảng P/E riêng theo xu hướng. Đối với những cổ phiếu này mua gần P/E 10 thường cho thấy cơ hội mua tốt hơn khi giá cao.
Mức Độ Tin Cậy Của Dấu Hiệu Quá Mua Quá Bán
Mặc dù mang lại nhiều tín hiệu trong giao dịch. Nhưng mức độ tin cậy của các tín hiệu quá mua và quá bán được sử dụng một cách đơn lẻ và không hoàn toàn đáng tin cậy. Bạn có thể tưởng tượng đến việc xây dựng một ngôi nhà, mà người thợ xây chỉ phụ thuộc vào cái búa.
Mức Độ Tin Cậy Của Dấu Hiệu Quá Mua Và Quá Bán
Nhưng búa ở đây là công cụ biết thiết lập và chiếc búa này cũng không có giá trị gì trong việc xây dựng toàn bộ ngôi nhà. Và người thợ xây cần nhiều công cụ khác để hoàn thiện ngôi nhà đó.
Nó cũng tương tự như các tín hiệu quá mua và quá bán. Bởi nó cũng cần thêm các công cụ khác để củng cố tín hiệu cũng như giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn. Một số công cụ có thể kể đến như xác định xu hướng, quản lý rủi ro và tâm lý….Cụ thể:
Một Số Công Cụ Hỗ Trợ Tín Hiệu Quá Mua Quá Bán
Có rất nhiều công cụ phổ biến được dùng để củng cố các tín hiệu bán quá nhiều hoặc mua quá mức. Nhà đầu tư có thể tham khảo danh sách các công cụ giúp nâng cao tín hiệu giao dịch quá mua và quá bán bên dưới đây:
Một Số Công Cụ Hỗ Trợ Tín Hiệu Quá Mua Quá Bán
- Xác định xu hướng: Việc xác định xu hướng có thể giúp các nhà đầu tư trong việc lựa chọn thời điểm ra vào lệnh. Ví dụ: Trong một xu hướng tăng các nhà đầu tư nên lọc các tín hiệu quá bán tương quan với xu hướng tăng. Hoặc ngược lại để áp dụng cho xu hướng giảm.
- Quản lý rủi ro: Nhà đầu tư cần tuân thủ theo các tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận thích hợp liên quan tới mức dừng và giới hạn.
- Tâm lý thị trường: Cho phép các trader sử dụng các chỉ báo như IG CS và cả báo cáo COT để xác định thêm các tín hiệu quá mua và quá bán.
Kết Luận
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thuật ngữ quá mua quá bán. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các nhà hiểu đúng hơn về khái niệm quá bán là gì? Vùng quá mua là gì?. Cách thức hoạt động, cũng như biết được chúng có phải là tín hiệu đảo chiều hay không.
Từ đó mang đến cho các nhà đầu tư những thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu cũng như trải nghiệm giao dịch. Chúc bạn thành công trong sự nghiệp trading của mình!