Trang chủBên lềTổng hợp thị trường: Phố Wall chờ đợi số liệu CPI Mỹ

Tổng hợp thị trường: Phố Wall chờ đợi số liệu CPI Mỹ

Hãy cùng Nhatkytrader cập nhật thông tin tổng hợp thị trường chứng khoán quốc tế tuần qua và dự báo triển vọng tuần này.

1. Các điểm nhấn thị trường nổi bật tuần qua

  • Trong cả tuần qua, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đều tăng điểm trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hoàn tất việc tăng lãi suất. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng khoảng 0,7% trong khi chỉ số S&P 500 tăng 1,3% và chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,4%.
  • Tuy nhiên, đà tăng của thị trường đã chững lại hồi giữa tuần, sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell và một số quan chức khác bất ngờ đưa ra những tuyên bố mang tính diều hâu. Ông Powell cho biết các quan chức “không tin tưởng” rằng lãi suất vẫn đủ cao để kết thúc cuộc chiến chống lạm phát.
  • Bình luận của ông đã được các đồng nghiệp hưởng ứng, trong đó Chủ tịch FED San Francisco Mary Daly cho biết hôm thứ Sáu rằng bà chưa sẵn sàng để nói liệu FED đã thực hiện xong việc tăng lãi suất hay chưa.
  • Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm % lên 4,35% – mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, đồng thời để ngỏ khả năng thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Đây là lần đầu tiên RBA tăng lãi suất sau 4 tháng tạm dừng.
  • Giá dầu tăng khoảng 2% vào thứ Sáu tuần trước khi Iraq lên tiếng ủng hộ việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC + trước thềm cuộc họp sẽ diễn ra trong hai tuần tới. Tuy nhiên, tính chung trong cả tuần, giá dầu vẫn giảm khoảng 4% – đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp do lo ngại về nhu cầu yếu, đặc biệt là tại Trung Quốc.
  • Kinh tế Trung Quốc tiếp tục ghi nhận những tín hiệu trái chiều, khi hoạt động nhập khẩu tại Trung Quốc trong tháng 10 bất ngờ tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy sự phục hồi về nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn suy giảm mạnh hơn dự kiến do nhu cầu yếu trên thị trường quốc tế.
  • Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương nhìn chung ghi nhận xu hướng tích cực trong tuần, trong đó, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đạt mức tăng mạnh nhất 1,75% nhờ việc chính phủ nước này áp dụng lệnh cấm bán khống. Ở chiều ngược lại, chỉ số Hang Seng ghi nhận mức giảm mạnh nhất 2,59%.
  • Chứng khoán châu Âu ghi nhận xu hướng giảm với chỉ số STOXX 600 của khu vực giảm 1% trong phiên ngày thứ Sáu và giảm 0,21% trong cả tuần, do những lo ngại về triển vọng kinh tế yếu kém của khu vực và khả năng lãi suất được giữ ở mức cao trong thời gian dài.

Thị trường tuần từ 06/11 – 10/11: RBA tăng lãi suất trở lại

2. Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính

Chỉ số quan trọngChốt phiên cuối tuầnThay đổi so với phiên trướcThay đổi trong tuần
S&P 5004.415,24+1,56%+1,31%
NASDAQ13.798,11+2,05%+2,37%
DOW JONES34.283,10+1,15%+0,65%
DAX15.234,39-0,77%+0,30%
NIKKEI 22532.568,11-0,24%+1,93%
SHANGHAI COMPOSITE3.038,97-0,47%+0,27%
HANG SENG17.203,26-1,76%-2,61%

3. Các điểm nhấn thị trường nổi bật trong tuần mới

  • Sự chú ý của thị trường sẽ tập trung vào các dữ liệu lạm phát tại Mỹ, được kỳ vọng có thể cung cấp thêm manh mối về tiến trình chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 sẽ được công bố vào thứ Ba, tiếp đó là Chỉ số Giá sản xuất (PPI) được công bố vào thứ Tư.
  • Chỉ số CPI được dự báo sẽ hạ nhiệt với mức tăng hàng tháng là 0,1% và mức tăng hàng năm là 3,3% – thấp hơn các mức của tháng 9 lần lượt là 0,4% và 3,7%. Lạm phát tăng chậm lại sẽ củng cố cho niềm tin của nhà đầu tư về việc FED đã hoàn tất quá trình tăng lãi suất và hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
  • Doanh số bán lẻ của Mỹ được dự báo sẽ giảm trong tháng 10, cho thấy sự chững lại của chi tiêu tiêu dùng. Thị trường cũng sẽ dành sự chú ý tới các dữ liệu kinh tế quan trọng khác của Mỹ, bao gồm sản lượng công nghiệp, số nhà ở mới khởi công xây dựng, và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
  • Tiếp sau bình luận diều hâu của Chủ tịch FED Jerome Powell trong tuần trước, thị trường sẽ thận trọng chờ đợi phát biểu từ một số quan chức FED bao gồm Chủ tịch FED New York John Williams, Chủ tịch FED Chicago Austan Goolsbee, Thống đốc Philip Jefferson và Thống đốc Michael Barr.
  • Nỗi lo chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ tiếp tục phủ bóng lên thị trường. Trong trường hợp giới lập pháp Mỹ không thể đạt được một thỏa thuận dù chỉ là tạm thời trước thứ Sáu, chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ đóng cửa, gây mất ổn định nền kinh tế, và có thể khiến GDP tổn thất 0,2 điểm% mỗi tuần.
  • Những lo ngại về căng thẳng tại Trung Đông và triển vọng nhu cầu yếu của Trung Quốc sẽ tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng lớn tới thị trường dầu trong tuần này. Các nhà kinh doanh năng lượng cũng đang mong đợi cuộc họp giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) vào ngày 26/11.
  • Tâm điểm chú ý của mùa báo cáo tài chính trong tuần này sẽ là lĩnh vực bán lẻ với một số công ty đáng chú ý bao gồm Home Depot (NYSE:HD), Target (NYSE:TGT), Walmart (NYSE:WMT), Macy’s (NYSE:M), TJX Companies (NYSE:TJX), Gap (NYSE:GPS) và Alibaba (NYSE:BABA).

4. Triển vọng các chỉ số chính

Chỉ số DOW JONES

DOW JONES đã phá vỡ trần của kênh xu hướng giảm trong ngắn hạn. Điều này báo hiệu rằng tốc độ giảm của chỉ số đã bắt đầu chậm lại hoặc phát triển theo chiều ngang hơn. Chỉ số có mức hỗ trợ tại ngưỡng 34.000 và mức kháng cự tại ngưỡng 34.900.

Chỉ báo RSI trên 70 cho thấy chỉ số có động lực tích cực mạnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ số RSI cao, đặc biệt là đối với các cổ phiếu lớn, có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đang bị mua quá mức và có khả năng xảy ra phản ứng giảm giá.

Xét tổng thể về mặt kỹ thuật, trên thị trường, chỉ số DOW JONES được đánh giá là hơi tiêu cực trong ngắn hạn.

Chỉ số DOW JONES
Chỉ số DOW JONES

Chỉ số S&P 500

S&P 500 đã phá vỡ trần của kênh xu hướng giảm trong ngắn hạn. Điều này báo hiệu rằng tốc độ giảm của chỉ số trên thị trường đã bắt đầu chậm lại hoặc phát triển theo chiều ngang hơn. Chỉ số này có mức hỗ trợ tại ngưỡng 4.380 và mức kháng cự tại ngưỡng 4.520.

Đường cong RSI cho thấy một xu hướng tăng, và có thể coi là tín hiệu sớm cho thấy sự bắt đầu của xu hướng đi lên đối với chỉ số.

Vàng trượt xuống mức thấp gần 2 tuần

Xét tổng thể về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 bị đánh giá là hơi tiêu cực trong ngắn hạn.

 

Chỉ số NASDAQ

NASDAQ đã phá vỡ trần của kênh xu hướng giảm trong ngắn hạn. Điều này báo hiệu rằng tốc độ giảm của chỉ số trêđã bắt đầu chậm lại hoặc phát triển theo chiều ngang hơn. Chỉ số này có mức hỗ trợ tại ngưỡng 13.650 và mức kháng cự tại ngưỡng 14.040.

Đường cong RSI cho thấy một xu hướng tăng, và có thể coi là tín hiệu sớm cho thấy sự bắt đầu của xu hướng thị trường đi lên đối với chỉ số.

Xét tổng thể về mặt kỹ thuật, chỉ số NASDAQ bị đánh giá là hơi tiêu cực trong ngắn hạn.

Chỉ số NASDAQ
Chỉ số NASDAQ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT