Trong hầu hết các giáo trình về phân tích kỹ thuật hiện nay, người ta luôn dành ít nhất một chương để nói về phân kỳ. Chúng là gì mà lại phổ biến đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phân kỳ trong bài viết này nhé!
1. Phân kỳ là gì?
Phân kỳ (Divergence) là hiện tượng giá và chỉ báo dao động biến động khác hướng nhau. Hiện tượng này không hiếm gặp trên thị trường, và tín hiệu mà chúng cung cấp có độ chính xác rất cao. Vì thế, phân kỳ rất được ưa dùng bởi các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật.
Để nhận biết tín hiệu phân kỳ, bạn cần theo dõi hành động giá và diễn biến của một chỉ báo dao động. Các chỉ báo thường được sử dụng trong việc nhận biết phân kỳ là RSI, MACD, Stochastic Oscillator, v.v.
Tham khảo: Các dạng phân kỳ trong phân tích kỹ thuật
2. Có những loại phân kỳ nào?
Có 3 nhóm phân kỳ trên thị trường, đó là:
- Phân kỳ thường (Regular Divergence)
- Phân kỳ ẩn (Hidden Divergence)
- Phân kỳ phóng đại (Exaggerated Divergence)
Trong mỗi nhóm này, người ta chia ra làm 2 dạng là Tăng (Bullish) và Giảm (Bearish). Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng nhóm phân kỳ và các dạng phân kỳ trong mỗi nhóm nha!
Lưu ý: Trong các ảnh dưới đây, phần phía trên biểu thị diễn biến giá, còn phần phía dưới biểu thị diễn biến của chỉ báo dao động.
Phân kỳ thường
Phân kỳ thường giá tăng (Regular Bullish Divergence) là hiện tượng giá giảm và tạo ra một đáy mới thấp hơn đáy trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đáy cao hơn đáy trước. Dạng phân kỳ này cảnh báo sự suy yếu của một xu hướng giảm và nguy cơ đảo chiều xu hướng. | Phân kỳ thường giá giảm (Regular Bearish Divergence) là hiện tượng giá tăng và tạo ra một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đỉnh thấp hơn đỉnh trước. Dạng phân kỳ này cảnh báo sự suy yếu của một xu hướng tăng và nguy cơ đảo chiều xu hướng. |
![]() | ![]() |
Phân kỳ ẩn
Phân kỳ ẩn giá tăng (Hidden Bullish Divergence) là hiện tượng giá tăng và tạo ra một đáy mới cao hơn đáy trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đáy thấp hơn đáy trước. Dạng phân kỳ này cho thấy khả năng tiếp diễn của một xu hướng tăng. | Phân kỳ ẩn giá giảm (Hidden Bearish Divergence) là hiện tượng giá giảm và tạo ra một đỉnh mới thấp hơn đỉnh trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đỉnh cao hơn đỉnh trước. Dạng phân kỳ này cho thấy khả năng tiếp diễn của một xu hướng giảm. |
![]() | ![]() |
Phân kỳ phóng đại
Phân kỳ phóng đại giá tăng (Exaggerated Bullish Divergence) là hiện tượng giá giảm và tạo ra một đáy bằng với đáy trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đáy cao hơn đáy trước. Một dạng khác của Phân kỳ phóng đại giá tăng là giá giảm và tạo ra một đáy thấp hơn đáy trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đáy bằng với đáy trước. Giống như Phân kỳ thường giá tăng, dạng phân kỳ này cảnh báo sự suy yếu của một xu hướng giảm và nguy cơ đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, tín hiệu của nó yếu hơn. | Phân kỳ phóng đại giá giảm (Exaggerated Bearish Divergence) là hiện tượng giá tăng và tạo ra một đỉnh bằng với đỉnh trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đỉnh thấp hơn đỉnh trước. Một dạng khác của Phân kỳ phóng đại giá giảm là giá tăng và tạo ra một đỉnh cao hơn đỉnh trước đó, nhưng chỉ báo dao động lại tạo ra một đỉnh bằng với đỉnh trước. Giống như Phân kỳ thường giá giảm, dạng phân kỳ này cảnh báo sự suy yếu của một xu hướng tăng và nguy cơ đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, tín hiệu của nó yếu hơn. |
![]() | ![]() |
Cách giao dịch với các tín hiệu phân kỳ
Như đã đề cập, để phát hiện các phân kỳ, bạn cần sử dụng một chỉ báo dao động. Trong các ví dụ dưới đây, chúng tôi sử dụng chỉ báo RSI (Relative Strength Index) – một trong những chỉ báo dao động được ưa dùng nhất hiện nay.
Chiến lược giao dịch với từng loại phân kỳ như sau:
Phân kỳ thường
Phân kỳ thường giá tăng (Regular Bullish Divergence) ● Đợi tín hiệu nến cho thấy lực mua xuất hiện ● Vào lệnh mua với mức cắt lỗ đặt dưới đáy gần nhất một chút ● Thiết lập mức chốt lời ít nhất bằng 2 lần so với mức cắt lỗ (ví dụ, nếu bạn cắt lỗ 30 pip thì nên chốt lời ít nhất là 60 pip) | Phân kỳ thường giá giảm (Regular Bearish Divergence) ● Đợi tín hiệu nến cho thấy lực bán xuất hiện ● Vào lệnh bán với mức cắt lỗ đặt trên đỉnh gần nhất một chút ● Thiết lập mức chốt lời ít nhất bằng 2 lần so với mức cắt lỗ |
Phân kỳ ẩn
Phân kỳ ẩn giá tăng (Hidden Bullish Divergence) ● Đợi tín hiệu nến cho thấy lực mua xuất hiện ● Vào lệnh mua với mức cắt lỗ đặt dưới đáy gần nhất một chút ● Thiết lập mức chốt lời ít nhất bằng 2 lần so với mức cắt lỗ. Bạn có thể cân nhắc chốt lời xa hơn nếu xu hướng đang mạnh. | Phân kỳ ẩn giá giảm (Hidden Bearish Divergence) ● Đợi tín hiệu nến cho thấy lực bán xuất hiện ● Vào lệnh bán với mức cắt lỗ đặt trên đỉnh gần nhất một chút ● Thiết lập mức chốt lời ít nhất bằng 2 lần so với mức cắt lỗ. Bạn có thể cân nhắc chốt lời xa hơn nếu xu hướng đang mạnh. |
Phân kỳ phóng đại
Phân kỳ phóng đại giá tăng (Exaggerated Bullish Divergence) ● Đợi tín hiệu nến cho thấy lực mua xuất hiện ● Vào lệnh mua với mức cắt lỗ đặt dưới đáy gần nhất một chút ● Thiết lập mức chốt lời ít nhất bằng 2 lần so với mức cắt lỗ | Phân kỳ phóng đại giá giảm (Exaggerated Bearish Divergence) ● Đợi tín hiệu nến cho thấy lực bán xuất hiện ● Vào lệnh bán với mức cắt lỗ đặt trên đỉnh gần nhất một chút ● Thiết lập mức chốt lời ít nhất bằng 2 lần so với mức cắt lỗ |
Một số ví dụ thực tế về giao dịch phân kỳ (Divergence)
- Phân kỳ thường giá tăng
- Phân kỳ ẩn giá giảm
5. Các mẹo để giao dịch phân kỳ (Divergence) hiệu quả hơn
- Đừng đánh bạc với phân kỳ: Tín hiệu phân kỳ có độ chính xác cao; tuy nhiên, nó không thể đạt độ chính xác 100%. Không có bất cứ công cụ phân tích hay chỉ báo nào có thể làm được điều đó. Vì thế, đừng “tất tay” vào các tín hiệu phân kỳ. Hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc quản lý vốn trong giao dịch, chẳng hạn như chỉ rủi ro tối đa 2% cho mỗi lệnh, luôn thiết lập mức chốt lời gấp đôi so với mức cắt lỗ, v.v.
- Đừng mua / bán quá vội vàng: Giao dịch phân kỳ quá vội vàng là một trong những lý do khiến nhiều người bị lỗ. Khi giao dịch phân kỳ, chúng ta cần phải thật bình tĩnh, xác định chính xác xem đó là loại phân kỳ gì và tín hiệu của chúng có mạnh hay không. Hình dáng càng rõ ràng thì tín hiệu càng mạnh. Thêm nữa, chúng ta nên kết hợp phân kỳ với các tín hiệu nến hoặc mô hình giá, và chú ý tới các vùng kháng cự, hỗ trợ và độ mạnh yếu của xu hướng. Càng nhiều tín hiệu đồng thuận thì cơ hội giao dịch càng có tỷ lệ thắng cao
- Nên giao dịch phân kỳ trên các khung thời gian lớn: Khung thời gian là một yếu tố quan trọng trong giao dịch phân kỳ. Theo kinh nghiệm của nhiều người, các tín hiệu phân kỳ trên các khung thời gian từ H4 trở lên có độ tin cậy cao hơn nhiều so với phân kỳ trên các khung thời gian từ H4 trở xuống
6. Lời kết
Có thể nói, phân kỳ là một trong những kiến thức về phân tích kỹ thuật mà mọi nhà giao dịch cần biết. Phân kỳ xuất hiện trên biểu đồ giá của tất cả các loại tài sản, và tín hiệu của chúng có độ chính xác rất cao. Khi được kết hợp với những công cụ khác, phân kỳ lại càng hiệu quả hơn.
Khi giao dịch phân kỳ, bạn hãy luôn nhớ: Đừng mua hoặc bán quá vội vàng, và đừng “tất tay” vào chúng nhé!
Nhatkytraders