Trang chủBlogLý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott

Ralph Nelson Elliott đã phát triển Lý thuyết Sóng Elliott từ những năm 1930.

Khác với những suy nghĩ thông thường về hoạt động ngẫu nhiên và hỗn loạn của thị trường chứng khoán, Elliott tin rằng các giao dịch trên thực tế được thực hiện theo một mô hình lặp đi lặp lại.

Lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott

Bài viết này sẽ bàn luận về lịch sử sâu xa của Sóng Elliott và cách áp dụng sóng này vào các giao dịch.

CÁC Ý CHÍNH

Sóng Elliott được hình thành từ việc phân tích kỹ thuật nhằm tìm kiếm các mô hình giá dài hạn lặp đi lặp lại liên quan đến những thay đổi cố hữu trong tâm lý của nhà đầu tư.

Lý thuyết này xác định các sóng đẩy hình thành nên một xu hướng và các sóng điều chỉnh đối chọi lại xu hướng lớn hơn.

Mỗi đợt sóng được lồng trong các đợt sóng lớn hơn tuân theo mô hình đẩy hoặc mô hình điều chỉnh cùng loại. Qua đó hình thành một cách tiếp cận linh hoạt để đầu tư.

Sóng

Elliott cho rằng xu hướng giá tài chính xuất phát từ tâm lý chủ quan của nhà đầu tư. Ông nhận thấy những dao động trong tâm lý của số đông luôn xuất hiện theo cùng một mô hình dao động định kỳ, hoặc được thể hiện qua “sóng”, trong các thị trường tài chính.

Lý thuyết của Elliott phần nào giống với lý thuyết của Dow ở chỗ cả hai đều thừa nhận rằng giá cổ phiếu dao động theo các sóng. Tuy nhiên, vì Elliott có thêm nhận định về “dao động” tự nhiên của thị trường, nên ông có thể chia nhỏ và phân tích chúng một cách chi tiết hơn. Dao động là các cấu trúc toán học ở quy mô nhỏ hơn và lặp lại vô hạn. Elliott phát hiện các mô hình giá của chỉ số chứng khoán được hình thành theo cùng một cách tương tự. Sau đó, ông bắt đầu xem xét cách các mô hình lặp lại này có thể được sử dụng để đưa ra các chỉ số dự đoán về các động thái của thị trường trong tương lai.

Lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott

Dự đoán thị trường dựa trên các mô hình sóng

Elliott đưa ra các dự đoán chi tiết về thị trường chứng khoán dựa trên các đặc điểm được ông phát hiện ra thông qua các mô hình sóng. Một sóng đẩy di chuyển cùng hướng với xu hướng lớn hơn luôn bao gồm năm sóng nhỏ. Mặt khác, sóng điều chỉnh là một sóng di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Khi nhìn vào quy mô nhỏ hơn, trong mỗi sóng đẩy luôn có thể tìm thấy mô hình của năm sóng.

Mô hình này lặp đi lặp lại đến vô cùng ở quy mô ngày càng nhỏ. Elliott đã khám phá ra những cấu trúc dao động này trong thị trường tài chính vào những năm 1930, nhưng phải đến một thập kỉ sau đó các nhà khoa học mới nhận ra được mô hình dao động này và chứng minh chúng bằng toán học.

Trong thị trường tài chính, hiển nhiên rằng “cái gì đi lên ắt sẽ đi xuống”, vì dù cho giá cả có đi lên hay xuống thì sẽ luôn kèm theo một biến động theo chiều ngược lại. Hành động giá được chia thành xu hướng và điều chỉnh. Xu hướng thể hiện hướng đi chính của giá, trong khi điều chỉnh sẽ đi ngược lại với xu hướng.

Giải thích lý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott được hiểu như sau:

Năm sóng biến động theo cùng một hướng chính, theo sau là ba sóng trong một đợt điều chỉnh (tổng là một biến động 5-3). Biến động 5-3 này sau đó phân thành hai phần nhỏ của biến động sóng cấp cao hơn.

Mô hình 5-3 cơ bản không đổi, mặc dù khoảng thời gian tồn tại của mỗi sóng có thể khác nhau.

Cùng xem biểu đồ sau đây được tạo thành từ tám sóng (năm sóng tăng và ba sóng giảm) được đánh dấu 1, 2, 3, 4, 5, A, B và C.

Giải thích lý thuyết sóng Elliott
Giải thích lý thuyết sóng Elliott

Các sóng 1, 2, 3, 4 và 5 là sóng đẩy, và các sóng A, B và C là sóng điều chỉnh. Năm sóng đẩy và ba sóng điều chỉnh này lần lượt tạo thành sóng 1 và sóng 2 của một sóng cao cấp hơn.

Sóng điều chỉnh thường có ba biến động giá riêng biệt, trong đó hai sóng theo hướng điều chỉnh chính (A và C) và một theo hướng chống lại nó (B). Sóng 2 và 4 trong hình trên là các sóng điều chỉnh. Những sóng này thường có cấu trúc sau:

Giải thích lý thuyết sóng Elliott
Giải thích lý thuyết sóng Elliott

Lưu ý rằng trong hình này, sóng A và C di chuyển theo chiều của xu hướng lớn hơn, bởi vậy chúng được xem là sóng đẩy với sự kết hợp của năm sóng. Ngược lại, sóng B đi ngược với chiều của xu hướng nên là sóng điều chỉnh với sự kết hợp của ba sóng.

Việc hình thành sóng đẩy, theo sau là sóng điều chỉnh, tạo thành mô hình sóng Elliott bao gồm xu hướng và xu hướng ngược lại.

Theo như các mô hình trong ảnh trên, nhóm năm sóng đẩy không phải lúc nào cũng đi lên, và ba sóng điểu chỉnh không phải lúc nào cũng đi xuống. Ví dụ khi xu hướng chính là giảm thì nhóm năm sóng đẩy cũng di chuyển theo hướng giảm.

Cấp độ sóng

Elliott đã xác định được chín cấp độ sóng, được ông đặt tên từ lớn nhất đến nhỏ nhất như sau:

  1. Grand Super Cycle: cấp độ sóng siêu chu kỳ lớn
  2. Super Cycle: cấp độ sóng siêu chu kỳ
  3. Cycle: cấp độ sóng chu kỳ
  4. Primary: cấp độ sóng xu hướng chính
  5. Intermediate: cấp độ sóng xu hướng trung hạn
  6. Minor: cấp độ sóng con
  7. Minute: cấp độ sóng nhỏ
  8. Minuette: cấp độ sóng rất nhỏ
  9. Sub-Minuette: cấp độ sóng siêu nhỏ

Về mặt lý thuyết, cấp độ sóng có thể phát triển lớn hơn hoặc nhỏ hơn các cấp độ liệt kê trên.

Để áp dụng lý thuyết này trong giao dịch hàng ngày, một trader có thể xác định 1 sóng đẩy của xu thế tăng và mở vị thế mua, hoặc trader đó có thể đợi xu hướng hoàn thành đủ mô hình 5 sóng và có dấu hiệu đảo chiều trước khi mở vị thế bán.

Mức độ phổ biến của Lý thuyết Sóng Elliott

Vào những năm 1970, nguyên lý sóng Elliott trở nên phổ biến thông qua công trình của A.J. Frost và Robert Prechter. Trong cuốn sách đã trở thành huyền thoại của họ, Nguyên tắc sóng Elliott: Chìa khóa cho hành vi thị trường, các tác giả đã dự đoán thị trường sẽ trên đà tăng trong những năm 1980. Prechter sau đó đã đưa ra khuyến nghị bán vài ngày trước khi thị trường sụp đổ vào năm 1987.

Điểm mấu chốt

Những người sử dụng sóng Elliott nhấn mạnh rằng không phải vì thị trường là tổng hợp của dao động lên xuống khiến cho thị trường có thể dễ dàng dự đoán được. Điều này cũng giống như việc không ai có thể đoán được mỗi một nhánh cây sẽ mọc về hướng nào. Về mặt ứng dụng thực tế, Nguyên lý Sóng Elliott cũng có những người ủng hộ và những người phản đối giống như tất cả các phương pháp phân tích khác.

Một trong những điểm hạn chế chính là việc những người sử dụng sóng Elliott thường đổ lỗi cho việc đọc biểu đồ của họ thay vì nhận ra những điểm yếu trong lý thuyết. Ngoài ra, họ cũng thường sử dụng cách giải thích mở về thời gian một sóng hoàn thành để bảo vệ cho lý thuyết này.

Xem thêm: Copy trade là gì? Chọn tài khoản trade như thế nào ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT