Trang chủKiến ThứcChỉ báo LRMA là gì? Cách sử dụng chỉ báo LRMA hiệu...

Chỉ báo LRMA là gì? Cách sử dụng chỉ báo LRMA hiệu quả trong Forex

Đường trung bình động (Moving Average) là một chỉ báo đã quá đỗi phổ biến đối với các nhà giao dịch. Nó luôn là một người bạn đồng hành tuyệt vời nhờ khả năng xác định xu hướng và các cơ hội giao dịch theo xu hướng chính xác.

Chỉ báo LRMA là gì? Cách sử dụng chỉ báo LRMA hiệu quả trong Forex
Chỉ báo LRMA là gì?

Tuy nhiên, đường trung bình động cũng khiến không ít trader đau đầu bởi họ phải lựa chọn quá nhiều thứ. Có rất nhiều biến thể MA khác nhau, và mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng.

Ngày hôm nay, hãy cùng tôi tìm hiểu về một biến thể MA có tên là LRMA nhé!

Chỉ báo LRMA là gì?

LRMA là viết tắt của Linear Regression Moving Average – Đường trung bình động hồi quy tuyến tính. Đây là một biến thể đường trung bình động ít được biết đến; tuy nhiên, nó có nhiều điểm nổi trội so với các loại MA phổ biến hiện nay.

Điểm khác biệt lớn nhất của chỉ báo LRMA so với EMA (đường trung bình động hàm mũ) và các loại đường trung bình động khác là LRMA cực kỳ “nhạy”. Nếu so sánh LRMA và EMA có cùng chu kỳ trên đồ thị, bạn sẽ thấy LRMA bám sát giá hơn. Hãy xem ví dụ dưới đây:

LRMA là gì?
Chỉ báo LRMA là gì?

Công thức để tạo nên đường LRMA là:

LRMA = 3,0 x LWMA (chu kỳ) – 2,0 x SMA (chu kỳ)

Trong đó:

  • LWMA là đường trung bình động tỉ trọng tuyến tính
  • SMA là đường trung bình động đơn giản

Thật may là các phần mềm giao dịch đã có chức năng tự động tính và vẽ LRMA trên đồ thị, chứ không thì công thức trông có vẻ đơn giản trên sẽ khiến bạn phải bấm máy tính nhiều lần đó!

Cách cài đặt và sử dụng chỉ báo LRMA

Biến thể LRMA không được tích hợp sẵn trên MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5) – những phần mềm giao dịch phổ biến nhất hiện nay.

Một cách khác đơn giản hơn là mở một tài khoản tại www.tradingview.com. Đây là nền tảng biểu đồ và mạng xã hội giao dịch thuộc hàng lớn nhất hiện nay. Trên này, bạn có thể cài đặt và sử dụng LRMA hoàn toàn miễn phí.

Để cài LRMA trên biểu đồ giá TradingView, hãy mở phần “Các Chỉ báo & Chiến lược”, sau đó gõ chữ “LRMA” vào thanh tìm kiếm. Hai chỉ báo LRMA từ 2 người dùng sẽ hiện ra; bạn chọn của người dùng nào cũng được.

Cách cài đặt và sử dụng LRMA
Cách cài đặt và sử dụng chỉ báo LRMA

Trong phần cài đặt LRMA, bạn sẽ thấy thông số chu kỳ (Period) và một vài thông số quen thuộc khác như dạng đường, đồ thị áp dụng, v.v. Hãy chọn các cài đặt mà bạn muốn và nhấn OK, vậy là xong!

Cách sử dụng chỉ báo LRMA trong giao dịch

Giống như các loại đường trung bình động khác, nhiệm vụ chính của LRMA là giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng thị trường và các cơ hội giao dịch theo xu hướng. Theo lời của một số trader thì chỉ báo LRMA chia xu hướng thành 2 phần rõ ràng trên đồ thị.

  • Nếu giá chạy trên đường LRMA, đó là xu hướng tăng
  • Nếu giá chạy dưới đường LRMA, đó là xu hướng giảm
Cách sử dụng LRMA trong giao dịch
Cách sử dụng chỉ báo LRMA trong giao dịch

Tóm lại, nếu giá chạy trên đường LRMA, chúng ta sẽ tập trung tìm kiếm cơ hội mua. Ngược lại, nếu giá chạy dưới đường LRMA, chúng ta sẽ tập trung tìm kiếm cơ hội bán.

Bên trên là cách sử dụng đường trung bình động rất căn bản. Với điều kiện thị trường biến động như hiện nay, việc giao dịch với một đường trung bình động đơn lẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các nhà giao dịch sẽ phải đối mặt với nhiều tín hiệu sai (còn gọi là tín hiệu “nhiễu”).

Phương án để giảm thiểu rủi ro trên là kết hợp một số đường trung bình động với nhau hoặc với các chỉ báo khác. Trong bài hướng dẫn về đường EMA, tôi đã giới thiệu với bạn hệ thống giao dịch Forex nổi tiếng “EMA 20 + SMA 50”. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá một hệ thống giao dịch khác là “LRMA 50 + LRMA 200” nhé!

Chiến lược giao dịch Forex với LRMA

Bạn đã từng biết đến thuật ngữ “điểm cắt vàng” và “điểm cắt tử thần” chưa? “Điểm cắt vàng” là khi đường MA 50 cắt lên trên đường MA 200, còn “điểm cắt tử thần” là khi đường MA 50 cắt xuống dưới đường MA 200. Đây là một hệ thống rất phổ biến trong giao dịch cổ phiếu.

Hôm nay, chúng ta sẽ thử thay thế đường MA bằng LRMA xem thế nào nhé!

Cách giao dịch với hệ thống này tương tự với hệ thống MA 50 + MA 200, đó là:

Tín hiệu mua:

  • Bạn vào lệnh mua khi đường LRMA 50 cắt lên trên đường LRMA 200
  • Mức cắt lỗ sẽ được thiết lập dưới LRMA 200
  • Mức chốt lời nên được đặt ít nhất gấp 2 lần so với mức cắt lỗ (ví dụ: cắt lỗ 50 pip thì nên chốt lời ít nhất 100 pip)

Tín hiệu bán:

  • Bạn vào lệnh bán khi đường LRMA 50 cắt xuống dưới đường LRMA 200
  • Mức cắt lỗ sẽ được thiết lập trên LRMA 200
  • Mức chốt lời nên được đặt ít nhất gấp 2 lần so với mức cắt lỗ (ví dụ: cắt lỗ 50 pip thì nên chốt lời ít nhất 100 pip)

Dưới đây là ví dụ (LRMA 50 là đường màu tím, còn LRMA 200 là đường màu đỏ):

Chiến lược giao dịch Forex với LRMA
Chiến lược giao dịch Forex với LRMA

Một số mẹo để sử dụng hệ thống này tốt hơn là:

  • LRMA 50 và LRMA 200 có thể được sử dụng như các ngưỡng kháng cự / hỗ trợ linh động. Khi giá chạy dưới LRMA 50 và LRMA 200, khoảng cách giữa 2 đường này sẽ là một vùng kháng cự. Ngược lại, khi giá chạy trên LRMA 50 và LRMA 200, khoảng cách giữa chúng sẽ là một vùng hỗ trợ
  • Khoảng cách giữa LRMA 50 và LRMA 200 càng lớn, xu hướng càng mạnh
  • Khi LRMA 50 và LRMA 200 xoắn lấy nhau (giao cắt liên tục), đó là lúc thị trường biến động không rõ ràng. Khi đó, đứng ngoài sẽ là chiến lược an toàn nhất
  • Do có chu kỳ lớn, hệ thống LRMA 50 + LRMA 200 phù hợp hơn với các khung thời gian dài (từ H4 trở lên)
  • Bạn có thể kết hợp hệ thống này với một chỉ báo dao động (chẳng hạn như RSI) để xác nhận tín hiệu vào lệnh và tìm điểm chốt lời chính xác hơn. Nếu vào lệnh mua, bạn có thể cân nhắc chốt lời khi RSI vượt mức 70 (quá mua). Ngược lại, nếu vào lệnh bán, bạn có thể cân nhắc chốt lời khi RSI rơi xuống dưới mức 30 (quá bán)

Lời kết

LRMA là một biến thể đường trung bình động đặc biệt. Nó “nhạy cảm” hơn tất cả các loại MA phổ biến hiện nay, giúp các nhà giao dịch phản ứng nhanh hơn với các biến động trên thị trường. Ngoài ra, các tín hiệu mua / bán của LRMA cũng rõ ràng hơn vì giá được chia tách thành 2 phần tăng / giảm khá rõ rệt trên đồ thị.

Tuy vậy, LRMA cũng không phải là một chỉ báo “chén thánh”; nó không thể đạt tới độ chính xác 100%. Không có chỉ báo nào như vậy cả. Để nâng cao hiệu quả giao dịch, bạn phải biết cách kết hợp nó khéo léo với các công cụ phân tích khác.

Ngoài ra, đừng quên việc lựa chọn chu kỳ thích hợp cho LRMA nhé! Muốn biết chu kỳ nào phù hợp với cặp tiền nào, bạn phải backtest thì mới có thể tìm ra được.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT