Trang chủChưa phân loạiInflation & Stagflation (Lạm phát & lạm phát đình trệ)

Inflation & Stagflation (Lạm phát & lạm phát đình trệ)

Lạm phát là cụm từ được truyền thông nhắc tới rất nhiều trong suốt một năm vừa qua và nóng hơn trong thời gian gần đây khi Powell nói sẽ cân nhắc 2 yếu tố về việc làm và lạm phát để ra quyết định tapering.
Nếu được hỏi “lạm phát là gì?” thì rất nhiều người trả lời được luôn “Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó”. Năm ngoái bạn ăn bát phở có giá 40k, năm nay bạn ăn bát phở với giá 50k, tức giá tăng 25%.
Thường thì lạm phát sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thất nghiệp, tức nếu lạm phát cao thì thất nghiệp thấp và thất nghiệp cao thì lạm phát ở mức thấp. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng có trường hợp lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp cũng cao chưa?
Để ví dụ như này cho dễ hiểu. Bạn bán 1 suất cơm với giá 50k và một ngày bạn bán được 100 suất, nhưng vì giá thực phẩm tăng cao bạn phải đẩy giá 1 suất cơm lên mức 60k. Khi thấy giá tăng lên, khách hàng ít ăn ở quán bạn và số lượng bạn bán cũng ít đi. Khi nhận ra vấn đề là không thể giảm giá được vì thực phẩm bạn mua cũng tăng giá, bạn chọn cách là sa thải bớt nhân viên.
Đấy là ví dụ của một quán cơm và nhìn rộng ra các doanh nghiệp lớn cũng xảy ra tình trạng tương tự. Giá nguyên liệu đầu vào tăng, đơn bán được ít đi, giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng, doanh nghiệp quyết định sa thải bớt nhân viên để giảm bớt chi phí và vì số đơn hàng cũng không còn ổn định như trước nữa.
Rõ ràng ta thấy rõ rằng nền kinh tế của chúng ta rơi vào trạng thái mà thất nghiệp tăng và lạm phát cũng tăng, chúng ta gọi đó là lạm phát đình trệ hay tiếng Anh là Stagflation.
Lạm phát đình trệ hay lạm phát suy thoái là tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Nó đưa ra một tình thế khó xử đối với chính sách kinh tế , vì các hành động nhằm giảm lạm phát có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp.
Liệu chúng ta có đang rơi vào trạng thái làm phái suy thoái hay không? Cùng đồng hành cùng chúng tôi ở phía dưới của bài viết và đi sâu vào 2 vấn đề là lạm phát và việc làm.
Vấn đề về chuỗi cung ứng
Từ giữa năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, khi Google từ khóa “chuỗi cung ứng” hay “supply chain” chúng ta sẽ thấy một loạt các tiêu đề bài viết như “Khủng hoảng chuỗi cung ứng”, “Hàng hóa ùn ứ tại các các cảng biển”, … cho thấy một tương lai ảm đạm cho chuỗi cung ứng toàn cầu
Và chúng ta còn nhớ vào tháng 3 năm 2021, khi kênh đào Suez gặp sự cố, cả thế giới lại lo lắng cho chuỗi cung ứng toàn cầu khi đây là con đường huyết mạch cho rất nhiều tàu thuyền qua lại mỗi ngày. Theo dữ liệu của hãng dịch vụ hàng hải quốc tế Lloyd’s List, sự cố “siêu tàu” Ever Given gây tắc nghẽn kênh đào Suez gây thiệt hại khoảng 9,6 tỷ USD mỗi ngày. Tuy nhiên khi kênh đào được khai thông, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng không khả quan hơn là bao bởi đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài.
Quyết tâm theo đuổi chiến dịch “Zero Covid” của Trung Quốc cũng đã làm ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Chỉ cần có một vài ca mắc Covid trong cộng đồng, mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ dừng lại. Tháng 8 vừa rồi, cảng lớn thứ 3 thế giới là Ninh Ba Chu Sơn đã bị đóng cửa trong vòng 2 tuần nhằm kiểm soát dịch COVID-19. Việc đóng cửa này đã gây nên tình trạng ùn tắc hàng hoá ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động xuất khẩu.
Thêm nữa, giá vận chuyển container tại nhiều nơi tăng cao đột biến. Điển hình là giá vận chuyển một container 40ft từ Thượng Hải đến Los Angeles đã tăng hơn 600% trong vòng 1 năm qua. (Ảnh 1)
Rõ ràng một điều là khi các doanh nghiệp phải chịu giá nguyên liệu đầu vào cao, giờ còn phải gánh thêm phí vận chuyển tăng cao kỷ lục, buộc họ phải tăng giá bán và tạo nên mối lo về lạm phát và thậm chí là siêu lạm phát mà chúng ta có thể phải đối mặt.
Cơn ác mộng của chuỗi cung ứng đang làm nhiều mặt hàng tăng giá và làm chậm sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Moody’s Analytics cũng đã đưa ra cảnh báo sự gián đoạn chuỗi cung ứng “will get worse before they get better.”
Việc ùn ứ chuỗi cung ứng sẽ dấy lên mối lo ngại về lạm phát khi dữ liệu CPI được công bố hôm thứ 4 vừa rồi là 5.4%, cao hơn kỳ vọng của thị trường 0.1% và vẫn còn cao hơn rất nhiều so với con số lạm phát mục tiêu 2% của FED đề ra.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT