Trang chủBên lềVàng đạt mức cao kỷ lục nhờ rủi ro địa chính trị...

Vàng đạt mức cao kỷ lục nhờ rủi ro địa chính trị tăng

  • CPI của Mỹ sẽ công bố vào thứ Tư
  • Palladium có thể sẽ tiếp tục hoạt động kém hơn bạch kim
  • Vàng đạt mức đỉnh lịch sử là 2.365,09 USD/ounce

Giá vàng thế giới chạm mức kỷ lục trong phiên 9/4, nhờ hoạt động mua vào và các rủi ro địa chính trị, trong khi sự chú ý được hướng đến biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và số liệu lạm phát của nước này.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,5% ở mức 2.362,4 USD.
Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,5% ở mức 2.362,4 USD.

Cụ thể, vào lúc 1 giờ 06 phút sáng ngày 10/4, giá vàng giao ngay tăng 0,3% ở mức 2.346,57 USD/ounce, sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.365,09 USD.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,5% ở mức 2.362,4 USD.

Phillip Streible, trưởng chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago, Mỹ cho biết: “Lực mua kỹ thuật sẽ tiếp tục trên thị trường vàng trừ khi dữ liệu lạm phát CPI nóng hơn nhiều so với dự kiến. Nếu báo cáo lạm phát hạ nhiệt có thể đưa giá vàng lên mức 2.400 USD”.

Biên bản cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ và dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này sẽ được công bố vào thứ Tư (10/4).

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và những bất ổn địa chính trị, nhưng lãi suất cao hơn có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ tài sản không sinh lời này.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết, “các yếu tố dẫn đến sự phục hồi của giá vàng hiện nay là rủi ro địa chính trị gia tăng, hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương ổn định và nhu cầu vàng trang sức và vàng thỏi cũng như vàng xu vẫn lớn.”

Số liệu của CME Group cho thấy thị trường nhận định có 53% khả năng Fed hạ lãi suất vào tháng 6/2024.

Fawad Razaqzada, nhà phân tích thị trường tại City Index, cho biết: “Mặc dù trước đây tôi đã dự đoán triển vọng tăng giá dài hạn của vàng, tuy nhiên, với điều kiện hiện tại, sẽ có một đợt đảo chiều giảm giá, có thể chỉ là nhỏ thôi”.

Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 9/3 trong ‘sắc xanh’ khi các nhà đầu tư chuẩn bị ‘đón’ dữ liệu lạm phát quan trọng và mùa báo cáo thu nhập bắt đầu vào cuối tuần.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 27,97 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/2021 trước đó trong phiên.

Bạch kim tăng 1,3% lên 971,05 USD và palladium tăng 3% lên 1.077,00 USD.

Các nhà phân tích của ngân hàng Bank of America (BofA) viết trong một ghi chú: “Do thiếu điều kiện sản xuất, chúng tôi đặc biệt lo ngại về palladium, kim loại này có thể sẽ tiếp tục hoạt động kém hơn bạch kim vì nhu cầu ít liên quan đến ngành công nghiệp ô tô”.

Đà tăng giá vàng sắp đạt đỉnh vào quý 4

Đà tăng giá vàng sắp đạt đỉnh vào quý 4
Đà tăng giá vàng sắp đạt đỉnh vào quý 4

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trước khi đạt đỉnh vào quý 4, nhờ được hỗ trợ bởi xung đột toàn cầu, những vấn đề bấp bênh xung quanh các cuộc bầu cử và hoạt động mua vàng dự trữ của ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ “kích hoạt” vàng tăng lên mức mới, theo Ewa Manthey, Nhà chiến lược hàng hóa tại ING.

Chuyên gia Manthey viết rằng mặc dù mức tăng 13% của vàng giao ngay vào năm 2024 được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị và tình hình kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc, Fed vẫn là nguồn động lực chính cho kim loại quý.

Bà nói: “Yếu tố chính thúc đẩy triển vọng giá vàng trong năm qua là chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, với sự lạc quan ngày càng tăng xung quanh việc ngân hàng trung ương Mỹ đang tiến gần hơn đến việc xoay trục, vốn được nhiều người mong đợi, qua đó thúc đẩy sự phục hồi của kim loại quý”. “Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Tuy nhiên, cơ quan này vẫn cần nhận được thêm bằng chứng về việc lạm phát đã giảm bớt. Thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu lạm phát tháng 3 của Mỹ dự kiến công bố vào cuối tuần này.”

Chuyên gia Manthey cảnh báo: “Nếu Fed tiếp tục cách tiếp cận thận trọng trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ, giá vàng có nguy cơ giảm trở lại”. “Chúng tôi kỳ vọng giá vàng sẽ tiếp tục biến động trong những tháng tới khi thị trường phản ứng với các động lực vĩ mô, theo dõi các sự kiện địa chính trị và chính sách lãi suất của Fed”.

Bà Manthey lưu ý rằng các nhà đầu tư cuối cùng đã quan tâm đến kim loại màu vàng, với dữ liệu mới nhất của sàn Comex cho thấy vị thế mua đã tăng đáng kể.

Bà nói: “Trong thời gian tới, chúng tôi tin rằng nhiều vị thế mua sẽ xuất hiện do giá vàng cao hơn khi lãi suất của Mỹ dự kiến sẽ giảm”.

Các ngân hàng trung ương cũng là động lực thúc đẩy giá vàng ổn định. Dữ liệu mới nhất từ Hội đồng vàng thế giới (WGC) cho thấy các ngân hàng trung ương trên thế giới đang mua ròng 19 tấn vàng dự trữ và Trung Quốc vẫn là quốc gia mua ròng trong tháng thứ 17 liên tiếp vào tháng 3.

Bà nói: “Vàng có xu hướng trở nên hấp dẫn hơn trong thời điểm bất ổn, khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn như một hàng rào chống lại tình hình kinh tế không chắc chắn, căng thẳng địa chính trị hoặc lạm phát”.

“Chúng tôi tin rằng điều này có thể sẽ tiếp tục trong thời gian còn lại của năm nay.”

Nhatkytraders.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT