Trang chủBlogChỉ báo dao động (Momentum indicator) là gì?

Chỉ báo dao động (Momentum indicator) là gì?

Chỉ báo dao động là công cụ được các nhà giao dịch dùng để đánh giá sức mạnh của xu hướng hiện tại. Các chỉ báo dao động cho thấy sự thay đổi của giá theo thời gian và vận tốc của thay đổi đó, dù xu hướng hiện tại đang là tăng hay giảm. Các chỉ báo dao động rất hiệu quả khi dự đoán điểm đảo chiều của thị trường thông qua hình ảnh hội tụ hoặc phân kỳ của chỉ báo so với biểu đồ giá.

Chỉ báo dao động (Momentum indicator) là gì?

Chỉ báo dao động (Momentum indicator) là gì?
Chỉ báo dao động (Momentum indicator) là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo Momentum

Tuy nhiên, các chỉ báo dao động chỉ thể hiện giá đang thay đổi nhanh hay chậm mà không thể hiện xu hướng hiện tại của thị trường là tăng hay giảm. Do đó, chỉ báo dao động nên được sử dụng cùng với các chỉ báo xu hướng như đường trung bình động hoặc Bollinger Bands.

Các chỉ báo dao động phổ biến

Chỉ báo dao động có rất nhiều loại, nhưng có 3 loại thường được sử dụng nhất là MACD, RSI và ADX.

  1. Đường phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD)

Đường phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) là một trong những chỉ báo dao động phổ biến nhất. MACD sử dụng hiệu của hai đường trung bình động nhanh và chậm để tính ra giá trị của chỉ báo. Hai giá trị thường được dùng để tính MACD là EMA12 và EMA26. Giá trị 12 và 26 có thể thay đổi theo thói quen của người sử dụng. Ngoài MACD, chỉ báo này còn đi kèm đường tín hiệu (signal line), là kết quả trung bình động hàm mũ (EMA) 9 nến của giá trị MACD.

Ý nghĩa của chỉ báo MACD tùy thuộc vào xu hướng hiện tại:

  • Trong xu hướng giảm: MACD giảm thể hiện xu hướng giảm đang mạnh dần lên, MACD tăng thể hiện xu hướng giảm đang yếu dần.
  • Trong xu hướng tăng: MACD tăng thể hiện xu hướng tăng đang mạnh dần, MACD giảm thể hiện xu hướng tăng đang yếu dần.
MACD tăngMACD giảm
Xu hướng tăngXu hướng mạnh lênXu hướng yếu dần
Xu hướng giảmXu hướng yếu dầnXu hướng mạnh lên
  1. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) thể hiện mức độ thay đổi của giá và chỉ dao động từ giá trị 0 đến 100. RSI tăng trên 50 là tín hiệu tích cực và giá có thể tăng tiếp tục. Khi RSI tăng cao trên 70 thể hiện tình trạng quá mua (overbought), lúc này chứng khoán đang được định giá cao và có thể đảo chiều giảm bất kỳ lúc nào.

Ngược lại, RSI giảm dưới 50 là tín hiệu giá chuẩn bị giảm và nếu RSI giảm dưới 70 là tình trạng quá bán (oversold), thể hiện giá chứng khoán đang bị định giá thấp và có thể tăng trở lại bất kỳ lúc nào.

  1. Chỉ số hướng trung bình (ADX)

Chỉ báo dao động phổ biến thứ 3 là chỉ số hướng trung bình (ADX). Chỉ báo này do Welles Wilder tạo ra, với hai chỉ số DI âm (-DI) và DI dương (+DI) để tính giá trị ADX. ADX, -DI, +DI trên 20 thể hiện độ mạnh cho xu hướng. Khi dưới 20, chỉ báo này cho thấy xu hướng thị trường đang không rõ ràng.

Phân kỳ – Hội tụ của chỉ báo dao động

Phân kỳ xảy ra khi giá tạo đỉnh mới nhưng chỉ báo dao động không tạo đỉnh mới, điều này thể hiện độ mạnh của xu hướng tăng đang giảm và thị trường có thể chuyển sang xu hướng giảm bất kỳ lúc nào. Trong đồ thị bên dưới, phân kỳ là giai đoạn đồ thị được đánh dấu đỏ, và giá đã đảo chiều giảm sau đó.

Phân kỳ - Hội tụ của chỉ báo dao động
Phân kỳ – Hội tụ của chỉ báo dao động

Ngược lại với phân kỳ, hội tụ là khi giá tạo đáy mới nhưng chỉ báo dao động không tạo đáy mới. Lúc này xu hướng giảm đang yếu dần và thị trường có thể đảo chiều tăng. Trong đồ thị bên trên, hội tụ là giai đoạn đồ thị được đánh dấu xanh.

Lời kết

Chỉ báo dao động là công cụ rất hiệu quả để thể hiện sức mạnh của xu hướng. Khi kết hợp với các chỉ báo xu hướng như MA hoặc Bollinger Bands, chỉ báo dao động giúp dự đoán điểm đảo chiều bằng phân kỳ – hội tụ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
BÀI VIẾT NỔI BẬT